KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC 2023 - 2024
NHÀ TRẺ 24-36 THÁNG
TRƯỜNG MẦM NON HƯNG DŨNG 2
Tên mục tiêu |
Mục tiêu giáo dục |
Nội dung – Hoạt động giáo dục |
I. Giáo dục phát triển thể chất |
||
a) Phát triển vận động |
||
1. Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp |
||
MT1 |
1. Thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay, lưng/bụng và chân. |
Hoạt động khác: - Hô hấp: Tập hít vào, thở ra. - Tay: Giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay. - Lưng, bụng, lườn: Cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên, vặn người sang 2 bên. - Chân: Ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân. |
2. Thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu |
||
MT2 |
2.1. Giữ được thăng bằng trong vận động đi/ chạy thay đổi tốc độ nhanh - chậm theo cô hoặc đi trong đường hẹp có bê vật trên tay. |
Hoạt động học: - Đi, chạy: + Đi theo hiệu lệnh + Đi trong đường hẹp + Đi có mang vật trên tay + Đi bước qua gậy/kệ cao + Đi theo đường ngoằn nghèo + Đi bước vào các ô + Đi kết hợp với chạy + Đứng co 1 chân + Chạy theo hướng thẳng + Chạy đổi hướng + Chạy thay đổi tốc độ nhanh- chậm + Bước lên xuống bục cao 15cm + Bước lên xuống bậc có vịn. TCVĐ: Đuổi theo bắt thỏ; Cáo ơi ngủ à.... |
MT3 |
2.2. Thực hiện phối hợp vận động tay - mắt: tung - bắt bóng với cô ở khoảng cách 1m; ném vào đích xa 1-1,2m. |
Hoạt động học: - Tung, ném ,bắt: + Tung- bắt bóng cùng cô + Tung bóng bằng 2 tay + Tung bóng qua dây + Ném bóng về phía trước + Ném bóng vào đích * TCVĐ: Tung/ bắt bóng cùng cô; Ngồi lăn bóng... |
MT4 |
2.3. Phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò để giữ được vật đặt trên lưng. |
Hoạt động học: Bò, trườn: + Bò thẳng hướng và có vật trên lưng. +Bò chui qua cổng. + Bò, trườn qua vật cản. + Bò thẳng hướng theo đường hẹp. + Bò theo đường ngoằn ngoèo + Bò qua vật cản * TCVĐ: Gà trong vườn rau... |
MT5 |
2.4. Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng: ném xa lên phía trước bằng một tay (tối thiểu 1,5m). |
Hoạt động học: - Ném trúng đích nằm ngang - Ném xa bằng một tay( Túi, cát, bóng..) - Ném bóng về phía trước. - Ném bóng trúng đích( Đích xa 70-100cm) - Chơi đá bóng * TCVĐ: Ai ném xa hơn; Ai bật xa hơn.. |
MT6 |
Trẻ biết thể hiện sức mạnh trong vận động nhún, bật |
Hoạt động học: - Nhún, bật: + Bật tại chỗ + Bật qua vạch kẻ( Bật qua các vòng) + Nhún bật về phía trước + Bật xa bằng 2 chân |
3. Thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay |
||
MT7 |
3.1. Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay - thực hiện “múa khéo”. |
Hoạt động khác: - Múa khéo - Một số trò chơi vận động: Vỗ tay, xoay cổ tay, nắm mở bàn tay... |
MT8 |
3.2. Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay-mắt trong các hoạt động: nhào đất nặn; vẽ tổ chim; xâu vòng tay, chuỗi đeo cổ. |
Hoạt động khác: - Một số trò chơi vận động: Ngón tay, xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khuấy, đảo, vò, xé.. - Đóng cọc bàn gỗ - Nhón nhặt đồ vật - Xâu dây, luồn dây, buộc dây; Cài ,cởi,cúc.. - Chắp ghép hình - Cầm bút tô, vẽ - Lật, mở trang sách - Chồng, xếp 6-8 khối - Lồng hộp, tháo lắp vòng * Thí nghiệm: Rót nước, khuấy màu, lau nước đổ...( Ứng dụng phương pháp Montessori) |
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe |
||
1. Có một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt |
||
MT9 |
1.1. Thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau. |
Hoạt động học: * Kỹ năng sống: - Ăn uống phù hợp vào ngày tết - Phòng chống hóc xương cá - Bé thích ăn rau củ quả - Bé ăn hết suất Hoạt động khác: - Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau. - Rèn luyện nề nếp thói quen tốt trong ăn uống |
MT10 |
1.2. Ngủ 1 giấc buổi trưa. |
Hoạt động khác: - Luyện thói quen ngủ 1 giấc ngủ trưa |
MT11 |
1.3. Đi vệ sinh đúng nơi qui định. |
Hoạt động khác: - Luyện một số thói quen tốt trong sinh hoạt rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. |
2. Thực hiện một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe |
||
MT12 |
2.1. Làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn (lấy nước uống, đi vệ sinh...). |
Hoạt động học: Kỹ năng sống; + Bé biết cầm thìa tay phải + Phòng tránh hóc, sặc.. + Bé giúp mẹ lau bàn + Bé cất đồ dùng đúng nơi quy định + Dạy trẻ các kỹ năng thực hiện các quy định lớp học ( bỏ rác,cất ghế, lấy đồ dùng đúng kí hiệu...) + Dạy trẻ biết cách sử dụng nước phù hợp. + Bảo vệ đường phố nhà bé sạch Hoạt động khác: - Kỹ năng tự phục vụ: + Xúc cơm, uống nước. + Mặc quần áo, đi đep, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt. + Chuẩn bị chỗ ngủ. + Nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh + Đi vệ sinh đúng nơi quy định - Một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt. - VTV7 Kids: Xứ sở cầu vồng, mặc quần áo, đi dép, uống nước, ăn... |
MT13 |
2.2. Chấp nhận: đội mũ khi ra nắng; đi giày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh. |
Hoạt động học: * Kỹ năng sống: - Biết mặc quần/áo đơn giản - Đi dép, đội mũ, đeo khẩu trang -Bảo vệ sức khỏe phù hợp với từng mùa( Mùa đông bé mặc áo ấm, mùa hè mặc áo cộc, che nắng..) - Ngồi xe an toàn. - Dạy bé đội mũ bảo hiểm Hoạt động khác: - Chấp nhận đội mũ khi đi ra nắng - Chấp nhận đi giày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh. - Chấp nhận rửa tay, lau mặt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi bị bẩn |
3. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn |
||
MT14 |
3.1. Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm (bếp đang đun, phích nước nóng, xô nước, giếng) khi được nhắc nhở. |
Hoạt động học: Kỹ năng sống: - An toàn lớp học( vệ sinh, không sờ vào ổ điện...) - Phòng chống cháy nổ - Phòng tránh điện giật - Phòng chống đuối nước - Mặc áo phao khi đi tắm biển - Không chơi ở lòng đường - Bé làm gì khi mẹ vắng nhà. - Bảo vệ vùng kín. - Bé nhớ số điện thoại của bố mẹ. Hoạt động khác: - Nhận biết 1 số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần. - Tránh các vật sắc nhọn: Dao, kéo... - Một số nơi có thể gây nguy hiểm: Ao, hồ, sông, suối, bụi rậm.... - Một số vật dụng có thể gây nguy hiểm: Ao, hồ, sông, suối, bụi rậm... - Một số vật dụng có thể gây nguy hiểm: Bếp đang đun, phích nước nóng, bàn là, ổ cắm điện, xô, giếng ... |
MT15 |
3.2. Biết và tránh một số hành động nguy hiểm (leo trèo lên lan can, chơi nghịch các vật sắc nhọn, ...) khi được nhắc nhở. |
Hoạt động khác: - Nhận biết 1 số hành động nguy hiểm và cách phòng tránh( Leo trèo lan can, nhảy từ trên cao xuống,leo trèo lan can, lên bàn ghế, không tự ý ra khỏi lớp, trường, nhà...) *Kỹ năng sống: - Những nơi nguy hiểm trong nhà bé - Đi về phía bên phải - Kỹ năng qua đường an toàn -Dạy trẻ không chơi gần ao hồ, sông, suối - Phòng chống chó cắn. - Bé đi sở thú an toàn. - Tránh bị kiến căn, muỗi đốt |
4. Cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi |
||
MT16 |
1,Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi + Trẻ trai: - Cân nặng từ 11,3 đến 18,3( kg)- Chiều cao từ 88,7 đến 103,5( cm) + Trẻ gái: - Cân nặng từ 10,8 đến 18,1( kg)- Chieuf cao từ 87,4 đến 102,7( cm) |
Hoạt động khác: - Trẻ ăn hết khẩu phần ăn trong ngày, thích nghi với các loại thức ăn khác nhau, uống đủ lượng sữa, nước trong ngày. - Cân đo sức khỏe 3 lần/ năm, khám sức khỏ 2 lần/ năm. Kết quả cân nặng, chiều cao phát triển bình thường so với độ tuổi. -Tập thể dục sáng, các hoạt động trong ngày để nâng cao thẻ lực, sức khỏe. |
II. Giáo dục phát triển nhận thức |
||
II. Giáo dục phát triển nhận thức |
||
1. Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan |
||
MT17 |
2.1 Chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi. Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. |
Hoạt động học: - Bé cất đồ dùng đúng nơi quy định. - Tặng bạn đồ chơi màu đỏ - Xâu vòng màu đỏ tặng bạn - Xếp hình về cơ thể bé - Xếp đường đi cho bé đến trường - Tìm hiểu đồ chơi nấu ăn - Tìm hiểu đồ chơi lắp ráp của bé - Trò chuyện đồ chơi bé thích - Chọn bát, thìa ( đồ dùng ) màu vàng - Chọn bát, đĩa theo màu - Xâu vòng tặng mẹ - Xâu vòng tặng bạn - Xếp bàn, ghế - Xâu vòng hoa tặng cô - Xâu con vật màu xanh - Xếp ao cá - Chọn đồ chơi màu xanh... Hoạt động khác: - Tắm cho bé - Cho bé ăn - Bế em - Nhận biết tên, đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi của bản thân và nhóm lớp - Bế em - Nấu cho bé ăn - Nghe điện thoại * Trò chơi: Bắt chước ( Ứng dụng phương pháp Montessorri) |
MT18 |
1. Sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng. |
Hoạt động học: * Nhận biết- Tập nói: -Con gà, con vịt -Con bò, con lợn - Con khỉ, con hổ - Cá, tôm, cua - Con chim, con vẹt - Trò chuyện về các loại hoa( 3 loại hoa) - Trò chuyện về các loại rau ( 3 loại rau) - Trò chuyện về các loại quả( 3 loại quả) - Nhận biết xe đạp, xe máy -Nhận biết máy bay, tàu hỏa - Nhận biết tàu thủy, thuyền.... Hoạt động khác: - Tìm đồ vật vừa mới cất dấu - Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc. - Sờ, nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm...đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật. - sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng, mềm, trơn( nhẵn)- xù xì. - Nếm vị của một số thức ăn, quả( ngọt, mặn, chua..) + VTV7 Kids: Xứ sở cầu vồng, nếm, ăn các loại quả. |
2. Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi |
||
MT19 |
2.2. Nói được tên của bản thân và những người gần gũi khi được hỏi. |
Hoạt động học: - Tên và một số đặc điểm bên ngoài của bản thân và những người gần gũi trong gia đình khi được hỏi. - Đồ dùng, đồ chơi của bản thân và nhóm/ lớp - Tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình - Tên của cô giáo, các bạn, nhóm/lớp Hoạt động khác: * Kỹ năng sống: + Bé là ai? + Bố mẹ kính yêu. + Làm quen bạn cùng lớp + Cô giáo của bé |
MT20 |
2.3. Nói được tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi. |
Hoạt động học: Nói được tên, chức năng một số bộ phận trên cơ thể khi đươc hỏi:mắt, mũi, miệng, tay ,chân + Đôi mắt của bé + Cái mũi của bé + Đôi tai của bé + Đôi tay, đôi chân của bé.. |
MT21 |
2.4 Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của các đồ vật, hoa quả, con vật quen thuộc. |
Hoạt động học: - Tên và đặc điểm của con vật, rau, hoa quả quen thuộc. * Kỹ năng sống: - Chăm sóc thiên nhiên, cây xanh. |
MT22 |
2.5 Chỉ/nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ/vàng/xanh theo yêu cầu, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian |
Hoạt động học: - Nhận biết màu đỏ, màu xanh, màu vàng - Chơi trò chơi nhận biết các màu. - Hình tròn- Hình vuông - Vị trí trong không gian( Trên- dưới- trước- sau)so với bản thân trẻ. - Số lượng( một -nhiều) - Màu đỏ, vàng, xanh - Hình tròn, hình vuông - Kích thức: To- nhỏ * VTV7 Kids: Những người bạn cầu vồng |
MT23 |
2.6 Chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích thước to/nhỏ theo yêu cầu. |
Hoạt động học: - Nhận biết, phân biệt to và nhỏ - Kích thước To- nhỏ |
III. Giáo dục phát triển ngôn ngữ |
||
III. Giáo dục phát triển ngôn ngữ |
||
1. Nghe hiểu lời nói |
||
MT24 |
1.1. Thực hiện được nhiệm vụ gồm 2-3 hành động. Ví dụ: Cháu cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay. |
Hoạt động khác: - Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói: + Nghe các câu hỏi: Cái gì? làm gì? để làm gì? ở đâu? như thế nào?... VD: Ra lấy bô đi vệ sinh, lấy cốc uống nước, cát đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay. |
MT25 |
1.2. Trả lời các câu hỏi: “Ai đây?”, “Cái gì đây?”, “…làm gì?”, “….thế nào?” (ví dụ: con gà gáy thế nào?”, ...) |
Hoạt động khác: - Trả lời và đặt câu hỏi: Cái gì? làm gì?ở đâu? thế nào? để làm gì? tại sao?... |
MT26 |
1.3. Hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật. |
Hoạt động học: - Kể được đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý. - Nghe cô kể truyện, hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản, gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh. * VTV7 Kids: Những người bạn cầu vồng, nghe những câu chuyện cổ tích *Truyện: - Bé Mai ở nhà; Chào buổi sáng;Bé làm được việc gì?; Cháu chào ông ạ!; Bé Mai ở nhà; Đôi bạn nhỏ; Giờ ăn; Bài hoạc đầu tiên của Gấu con; Bàn Tay cô giáo; Thỏ con không vâng lời; Cháu chào ông ạ; Thỏ con ăn gì; Thỏ con không vâng lời mẹ;Lợn con; Đôi bạn nhỏ; Thỏ con ngoan; Chuyện về chó và mèo.; Gà vịt giúp nhau; Cả nhà đón tết; Chiếc áo mùa xuân;Thỏ con ăn gì;Cả nhà ăn dưa hấu;Quả thị;Khỉ con ăn chuối; Chuyến du lịch của chú gà trống choai; Câu chuyện về chú xe ủi; Cóc gọi trời mưa; Mèo nhát; Sóc và Thỏ đi tắm nắng; Lợn con sạch lắm rồi;Bé Mai ở nhà; Bé Mai đi công viên; Ngôi nhà ngọt ngào; Chú Gấu con ngoan;Gấu con bị sâu răng; Khỉ con biết vâng lời; Em bé dũng cảm;Vệ sinh buổi sáng;Thỏ ngoan;Cái chuông nhỏ; Chào buổi sáng; Hai chú dê con; Sóc nâu nhanh trí; Bài học đầu tiên của Gấu con;Gà, Vịt giúp nhau; Chuyện về đôi bạn chó, mèo;Quả trứng; Con cáo; Sẻ con;Cáo, mèo và đàn cá;Mèo nhát; Chú Thỏ tinh khôn;Chiếc áo mùa xuân; Chú Vịt xám; Đôi bạn tốt;Cô vịt tốt bụng; Ngôi nhà màu vàng vui vẻ; Cô bé và con ve; Chim con và gà con; Thỏ con ăn gì; Vịt con lông vàng; Cây táo;Gà mái hoa mơ... |
2. Nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu |
||
MT27 |
2.1. Phát âm rõ tiếng. |
Hoạt động học: * Nhận biết- Tập nói: -Con gà, con vịt -Con bò, con lợn - Con khỉ, con hổ - Cá, tôm, cua - Con chim, con vẹt - Trò chuyện về các loại hoa( 3 loại hoa) - Trò chuyện về các loại rau ( 3 loại rau) - Trò chuyện về các loại quả( 3 loại quả) - Nhận biết xe đạp, xe máy -Nhận biết máy bay, tàu hỏa - Nhận biết tàu thủy, thuyền Hoạt động khác: - Phát âm các âm của tiếng Việt - Phát âm rõ tiếng |
MT28 |
2.2. Đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo. |
Hoạt động học: * Thơ: - Bàn tay cô giáo; Chào; Bạn mới; Lời chào buổi sáng;Miệng xinh;Đến lớp; Chia đồ chơi; Đi dép; Bạn của bé.; Ấm và chảo.; Chia đồ chơi; Em luôn nhẹ nhàng; Giờ ăn;Đến lớp;Bé và chim chích; Yêu mẹ; Dỗ em;Chổi ngoan; Gà gáy; Gọi nghé; Đàn bò; Đàn gà con;Rong và cá; Cá vàng; Con cá vàng; Cây đào; Mưa xuân; Đi chợ tết; Hoa nở; Quả thị; Chăm rau; Cây dây leo; Bắp cải xanh; Xe đạp; Con tàu; Đi chơi phố; Bóng mây;Mưa; Mưa xuân;Che mưa cho bạn; Trưa hè; Cháu chào cô; Miệng xinh; ăn; Đi dép; Yêu mẹ; Mẹ và con; Dỗ em; Nước, nước; Dậy sớm;Mẹ ru con ngủ;Hai bàn tay; Cháu chào ông ạ;Bạn mới;Ấm và chảo; Chổi ngoan;Cái lưỡi; Đôi mắt của em;Giờ ăn; Giờ chơi; Giờ ngủ; ong và bướm; Chim én;Con gà trống và viên ngọc trai; Gà gáy; Đàn gà con;Đàn bò;Gọi nghé;Rong và cá; Cá vàng; Con cá vàng; Kêu; Ngủ rồi; Không nên phá tổ chim; Con voi;Co cua;Chim hót; Con trâu; Chó và Gà;Tình bạn; Cây dây leo;Chăm rau;Bắp cải xanh;Quả thị; Xe đạp;Con tàu; Đi chợ tết; Đi chơi phố; Bóng mây; Trăng sáng; Mưa xuân; Sao lấp lánh; Mưa;Tết là bạn nhỏ... Hoạt động khác: - Nghe các bài thơ, đồng giao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn. - Đọc các đoạn thơ, bài thơ có câu 3-4 tiếng |
3. Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp |
||
MT29 |
3.1. Nói được câu đơn, câu có 5 - 7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc. |
Hoạt động khác: - Thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài. - Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp. - Nói được câu có 5-7 tiếng |
MT30 |
3.2. Sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau: -Chào hỏi, trò chuyện. -Bày tỏ nhu cầu của bản thân. -Hỏi về các vấn đề quan tâm như: con gì đây? cái gì đây?, … |
Hoạt động học: * Kỹ năng sống: - Bé nhận Lì xì văn minh - Bé cảm ơn Mẹ - Biết ơn Cô giáo -Bé chúc tết - Phòng tránh bị lạc nơi đông người -Không nhận quà/ không đi theo người lạ. - Bé làm gì với trời mưa/ nắng? Hoạt động khác: - Bày tỏ nhu cầu của bản thân. - Chào hỏi, trò chuyện. - Hỏi các vấn đề quan tâm; Co gì đây? Cái gì đây?.. |
MT31 |
3.3. Nói to, đủ nghe, lễ phép. |
Hoạt động học: * Kỹ năng sống: - Bé chào hỏi lễ phép. - Kỹ năng chào hỏi Hoạt động khác: - Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn - Nói đủ nghe, lễ phép |
IV. Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ |
||
IV. Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ |
||
1. Biểu lộ sự nhận thức về bản thân |
||
MT32 |
1.1. Nói được một vài thông tin về mình (tên, tuổi). |
Hoạt động khác: - Nhận biết, gọi tên, một số đặc điểm bên ngoài của bản thân |
MT33 |
1.2 Thể hiện điều mình thích và không thích. |
Hoạt động khác: - Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình. |
2. Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi |
||
MT34 |
2.1. Biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói. |
Hoạt động khác: - Thực hiện yêu cầu đơn giản của giáo viên * Kỹ năng sống: - Biết ơn cô giáo - Dạy trẻ nói cảm ơn, xin lỗi. - Dạy trẻ kỹ năng đi khám bệnh khi bị ốm - Biết ơn chú bộ đội. |
MT35 |
2.2. Nhận biết được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi. |
Hoạt động khác: - Nhận biết và thể hiện 1 số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, tức giận. |
MT36 |
2.3. Biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ. |
Hoạt động khác: - Chơi các trò chơi có sử dụng biểu cảm khuôn mặt, mặt khóc, mặt cười ( Ứng dụng phương pháp Montessori) |
MT37 |
2.4. Biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc/gần gũi: bắt chước tiếng kêu, gọi. |
Hoạt động khác: - Quan tâm đến các con vật nuôi. + Trò chuyện, xem tranh ảnh các con vật quen thuộc + Bắt chước tiếng kêu, tạo dáng các con vật. + Làm quen với chăm sóc các con vật nuôi: Cho ăn, vuốt ve, chăm sóc.. |
3. Thực hiện hành vi xã hội đơn giản |
||
MT38 |
3.1. Biết chào, tạm biệt, cảm ơn, ạ, vâng ạ. |
Hoạt động học: Kỹ năng sống: + Bé học cách chào tạm biệt + Bé nói lời cảm ơn Hoạt động khác: - Thực hiện một số hành vi văn hóa và giao tiếp: Chào tạm biệt, cảm ơn, nói từ " dạ, vâng ạ, ạ.." |
MT39 |
3.2. Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ (trò chơi bế em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại...). |
Hoạt động khác: - Giao tiếp với những người xung quanh + Tổ chức các trò chơi: Bế em, khuấy bột,nghe điện thoại...vào giờ thao tác vai và chơi tự chọn buổi chiều. |
MT40 |
3.3. Chơi thân thiện cạnh trẻ khác. |
Hoạt động học: *Kỹ năng sống: - Bé và các bạn - Bé chơi cùng bạn - Hàng xóm của bé - Hoạt động khác: - Chơi cạnh bạn, không cấu, cào, cắn bạn, tranh giành đồ chơi của bạn... |
MT41 |
3.4. Thực hiện một số yêu cầu của người lớn. |
Hoạt động học: * Kỹ năng sống: - Bé ở đâu? - Bé thích gì? - Bé chào hỏi lễ phép? - Bố mẹ thích gì? - Bé làm gì khi Bố/ mẹ bị ốm Hoạt động khác: - Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp, xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi quy định. |
4. Thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/ tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xem tranh |
||
MT42 |
4.1. Biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát / bản nhạc quen thuộc. |
Hoạt động học: * Dạy hát( Dạy vận động): Em búp bê; Giấu tay;Đi nhà trẻ; Em tập lái ô tô; Đêm trung thu; Em ngoan hơn búp bê; Em búp bê; lời chào buổi sáng;Bé ngoan; Bóng tròn; Đi ngủ;Nu na nu nống; Đi nhà trẻ; Em tập lái ô tô;Mẹ yêu không nào; Cháu yêu bà; Lời chào buổi sáng;Chú mèo; gà gáy, vịt kêu; Ếch ộp; Con cò cánh trắng;Quà mồng 8/3; Mùa xuân của bé; Bé và hoa;Cùng múa vui; Lý cây xanh; Cây bắp cải; Quả; Hái hoa; Lái ô tô;Đoàn tàu nhỏ xíu; Đèn xanh đèn đỏ;Mùa hè đến; Trời nắng trời mưa; Gió thổi cây nghiêng; Cùng múa vui; Đi chơi búp bê; Nu na nu nống; Tập tầm vông... bé và trăng; Biết vâng lời mẹ;Cả nhà đều yêu;Chim bay; Chim chích bông; Chim gì; Chim sẻ;Bé ngoan;Bé và hoa; Bóng tròn;Bước chân hành quân;Chân nào khỏe; Chiếc khăn tay;Chú mèo;Chú mèo lười;Con gà Trống; Con chim hót trên cành cây;Con cò cánh trắng;Cùng đi về lớp;Đi một hai;Đi ngủ;Đôi dép;Ếch ộp;Gà con sợ nước;Gà gáy vịt kêu;Giấu tay;Hái hoa; Hãy bước nhịp nhàng;Kéo cưa lừa xẻ; Là con gà mái;Kéo cưa lừa xẻ;Là con gà trống;Là con mèo;Mùa hè đến; Mừng sinh nhật;Mẹ yêu không nào;Nhong nhong nhong;Tàu hỏa; Bài dạy hát tự chọn * Nghe hát:Lời chào buổi sáng; Ru em; Rước đèn dưới ánh trăng;Chim mẹ, chim con; Biết vâng lời mẹ; Lại đây múa hát cùng cô;Em yêu cô giáo; Giấu tay; Ru con; Biết vâng lời mẹ; Cả nhà thương nhau; Đố biết; Chú voi con; Nhạc rừng; Cá , tôm, cua thi tài;Em thêm một tuổi; Sắp đến tết rồi; Lý cây bông; Hoa trong vườn; Ra vườn hoa em chơi; Cây trúc xinh; Như những cánh hoa; Em yêu cây xanh;Tàu hỏa; Đường em đi,; Em đi qua ngã tư đường phố; em đi chơi thuyền;Phao bơi; Cho tôi đi làm mưa với; Bé và trăng;Cò lả; Đi thăm Thủ Đô; Lại đây múa hát cùng cô; Em tập thể dục buổi sáng; Nhỏ và to; Như những cánh hoa;Quà tặng tuổi thơ;Quả;Rửa mặt như mèo;Thật là hay; Thỏ con không ngoan;Tiếng hát Vịt con;Vì sao chim hay hót; Bài nghe hát tự chọn... * Trò chơi âm nhạc:Hãy lắng nghe; Tai ai tinh;Thi ai giỏi;Ai đoán giỏi; Tạo dáng; Chuông reo ở đâu; hát theo tranh; Chọn bài hát theo hình vẽ; Nghe bài hát lấy PTGT tương ứng; Nghe và bắt chước âm thanh; Nghe giai điệu đoán tên bài hát; Nghe âm thanh to, nhỏ; Hãy bắt chước...Trò chơi tự chọn. Hoạt động khác: - Nghe hát, nghe nhac với các giai điệu khác nhau, nghe âm thanh của các nhạc cụ. - Hát và vận động đơn giản theo nhạc + Kết hợp các động tác để cùng cô và các bạn tổ chức các hoạt động khác: Nêu gương, tổ chức các ngày lễ, biểu diễn cuối chủ đề... + VTV& Kids: Xữ sở cầu vồng, hát, vận động. |
MT43 |
4.2. Thích tô màu, vẽ, nặn, xé, xếp hình, xem tranh (cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc). |
Hoạt động học: - Tập vẽ bằng tay; Tập vẽ bằng bút; Tô màu quả bóng;Tập vẽ bằng bút;Tô màu cái cốc; Di màu cái bát; Tô màu áo của cô cấp dưỡng;Tô màu khăn mặt; Tô màu con Gà; Tô màu cành đào; Tô màu cành mai; Tô màu bánh chưng; Tô màu , in hình các loại rau, hoa, quả. Tô màu cây xanh; Tô màu quả cam; Tô màu củ cà rốt; Tô màu ô tô; Tô màu thuyền buồm; Tô màu cái gối, Vẽ tự do; Vẽ bong bóng, Tô màu bóng bay... - Dán hoa, quả; Xé , dán chiếc lá;Dán các giác quan còn thiếu;Dán hoa tặng cô; Dán các loại PTGT... - Làm quen với đất nặn; Chơi với đất nặn; Nặn thức ăn cho Gà; Nặn con giun; Nặn cánh hoa; Nặn quả, nặn bánh; Nặn các loại quả tròn.... Hoạt động khác: - Vẽ các đường nét khác nhau: Di màu, nặn, xé, vò xếp hình. - Xem tranh. + Thực hiện các hoạt động: Di màu, nặn, xé, xâu...ý thích + VTV7 Kids: Xứ sở cầu vồng. Vẽ tranh |