So sánh sản phẩm
chọn tối đa 4 sản phẩm
EnglishVietnamese

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI NĂM HỌC: 2022 – 2023

Ngày đăng : 09:10:47 17-02-2023
Phụ lục 2
           PHÒNG GD&ĐT TP VINH
TRƯỜNG MẦM NON HƯNG DŨNG 2
 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC
TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
NĂM HỌC: 2022 – 2023
 
MỤC TIÊU GIÁO DỤC NỘI DUNG GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Dinh dưỡng và sức khỏe:
1. Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
- Cân nặng nằm ở kênh(khoảng -2 đến +2)
- Chiều cao nằm ở kênh (-2 đến+2 hoặc kênh trên +2)
 
* Dinh dưỡng và sức khỏe:
- Hoạt động Chăm sóc và nuôi dưỡng:
- Ăn đúng bữa, ăn đủ khẩu phần trong ngày, ăn phối hợp các nhóm thức ăn, uống đủ lượng sữa trong ngày.
- Tập thể dục sáng, các hoạt động thể dục trong ngày và tăng cường vận động.
- Tổ chức khám sức khoẻ 2lần /năm; cân,đo 3 lần/ năm. Kết quả cân nặng, chiều cao bình thường so với độ tuổi phát triển bình thường.
 
2. Trẻ  biết lựa chọn được 1 số thực phẩm khi được gọi tên nhóm.
- Thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá….
- Thực phẩm giàu chất vitamin và muối khoáng: rau, qủa....
-  Nhận biết một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm.
- Phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm.
+  Nhóm chất bột đường: Ngũ cốc, khoai...
+  Nhóm chất đạm: thịt, cá….
+ Nhóm chất béo: Dầu, mỡ , bơ...
+ Nhóm cung cấp vitamin và muối khoáng.
 
3. Trẻ nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản: Rau có thể luộc, nấu canh. Thịt có thể luộc, rán, kho. Gạo nấu cơm, nấu cháo... - Nhận biết, kể tên các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
- Tên các món ăn. Làm quen với một số thao tác đơn giản  trong chế biến một số món ăn, thức uống hàng ngày: Rau có thể luộc, nấu canh; thịt có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo...
- Thực hành chế biến các món ăn đơn giản: rán trứng, làm nộm, xào rau...
 
4. Trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống nước đun sôi để khoẻ mạnh: Uống nhiều nước ngọt có gas, ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì không có lợi cho sức khỏe.
 
-  Lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe.
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
- Có thói quen ăn đa dạng các loại thức ăn khác nhau.
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…) và liên quan đến SK con người.
5. Trẻ  được ngủ một giấc ngủ trưa, đúng giờ, đủ giấc (khoảng 140-150 phút) - Trước khi trẻ ngủ.
- Trong khi trẻ ngủ.
- Sau khi trẻ ngủ dậy.
6. Thực hiện được một số việc đơn giản:
- Tự rửa tay bằng xà phòng , tự lau mặt, đánh răng
- Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết đi xong dội/giật nước cho sạch.
- Thực hiện 1 số việc đơn giản:
- Hướng dẫn và thực hành tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng.
- Học cách  tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn để vào nơi quy định.
- Hướng dẫn, thực hành đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết đi xong dội/ giật nước cho sạch.
- Trao đổi , thảo luận với trẻ thế nào là gọn gàng, sạch đẹp.
- Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng.
- Trò chơi: Ai gọn gàng hơn( lựa chọn tranh)
 
7. Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn, uống thành thạo. - Hướng dẫn và thực hành  sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống một cách thành thạo và có kỹ năng.
- Tự phục vụ trong bữa ăn.
 
8. Có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống.
- Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn.
- Không đùa nghịch, không làm đỗ vãi thức ăn.
- Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Không uống nước lã, ăn quà vặt ngoài đường.
 
- Giáo dục trẻ thực hiện 1 số hành vi văn minh trong ăn uống.
- Trò chuyện về các hành vi văn minh trong ăn uống trước giờ ăn.
- Kể chuyên, đọc thơ về văn minh trong ăn uống.
- Trẻ biết tự  lấy ,tự lựa chọn các loại thức ăn trong bữa tiệc Buffet . Lấy ít, lấy vừa phải và ăn hết các loại thức ăn mình đã lấy.
- VTV7- Kids: Lớp học cầu vồng-  GD Giới tính: Cơ thể tớ là của tớ.
- Trẻ có 1 số hành vi ăn uống văn minh, lịch sự khi ăn Buffet.
 
9. Có một số hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh, phòng bệnh.
- Vệ sinh răng miệng: Sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy.
- Ra nắng đội mũ, đi tất mặc quần áo khi trời lạnh.
- Nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt….
- Che miệng khi ho, hắt hơi.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Bỏ rác đúng nơi quy định, không nhổ bậy ra lớp.
 
- Nhận biết một số hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh, phòng bệnh.
- Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết.
- Ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
- Nhận biết 1 số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách  phòng tránh.
- Thực hiện vệ sinh răng miệng: Sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy. Ra nắng đội mũ, đi tất mặc quần áo khi trời lạnh. Nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt….
- Những nguy hiểm lây lan bệnh khi hắt hơi, ho, ngáp. Giáo dục trẻ ý thức biết che miệng khi ho, hắt hơi.Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Các biểu hiện của người nhiễm vi rút Covid- 19 và cách xử lý khẩn cấp.
- Một số biện pháp , chống dịch bệnh Covid-19.
- Giáo dục trẻ ý thức  bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác lung tung,  không nhổ bậy ra lớp. Tổ chức các hoạt động ”Bé với môi trường”
- VTV7- Kids: Lớp học cầu vồng-  GD Giới tính: Cơ thể tớ là của tớ.
10. Biết bàn là, bếp điện, bêp lò đang đun phích nước nóng…là những vật nguy hiểm và nói đựơc mối nguy hiểm khi đến gần, không nghịch các vật sắc, nhọn. - Nhận biết và không chơi 1 số vật dụng  có thể gây nguy hiểm:  Bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun phích nước nóng…
- Trao đổi , thảo luận cùng trẻ về  những vật nguy hiểm  và nói đựơc mối nguy hiểm khi đến gần, không nghịch các vật sắc, nhọn.
- Phân nhóm các vật dụng, hành động nguy hiểm.
11. Biết những nơi như: Hồ, ao, bể chứa nước, giếng, bụi rậm... là nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần. - Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn nguy hiểm đến tính mạng: (Hồ, ao, bể chứa nước, giếng, bụi rậm...
- Trao đổi, thảo luận cùng trẻ về những nơi nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần .
- Phân nhóm nơi, hành động nguy hiểm.
12. Nhận biết được nguy cơ không an toàn khi ăn uống và phòng tránh.
- Biết cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị hóc, sặc…
- Biết không tự ý uống thuốc.
- Biết ăn thức ăn có mùi ôi; ăn lá, quả dễ bị ngộ độc; uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe.
 
- Nhận biết những nguy hiểm vì cười đùa trong khi ăn, uống.
- Hướng dẫn trẻ  cách ăn những loại quả có hạt dễ bị hóc, sặc…
- Biết không tự ý uống thuốc khi người lớn chưa cho phép..
- Biết không ăn thức ăn có mùi hôi, ăn lá, quả dễ bị ngộ độc, uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe.
- Nhận biết những nguy hại của thuốc lá với sức khỏe con người và cách phòng tránh.
- Biết hút thuốc lá có hại và không lại gần người đang hút thuốc lá.
- VTV7- Kids: Lớp học cầu vồng-  GD Giới tính: Cơ thể tớ là của tớ.
 
13. Nhận biết được một số trường hợp không an toàn và gọi người giúp đỡ:
- Biết gọi người lớn khi gặp trường hợp khẩn cấp: cháy, có bạn/người rơi xuống nước, ngã chảy máu...
- Biết tránh một số trường hợp không an toàn
+ Khi người lạ bế/ẵm, cho kẹo bánh, uống nước ngọt, rủ đi chơi.
- Ra khỏi nhà, khu vực trường lớp khi không được phép của người lớn, cô giáo.
+ Biết được địa chỉ nơi ở, số điện thoại của gia đình, người thân và khi bị lạc biết hỏi, gọi người lớn giúp đỡ
 
- Biết tự bảo vệ bản thân: Kêu cứu/ gọi người xung quanh giúp đỡ khi mình hoặc người khác bị đánh, bị ngã, chảy máu hoặc chạy khỏi nơi nguy hiểm khi cháy nổ...
- Trò chuyện, thảo luận với trẻ về những nguy hiểm  khi đi theo người lạ và nhận quà của người lạ; Thường xuyên giáo dục trẻ không đi theo  và nhận quà của người lạ.
- Nhớ địa chỉ, nơi ở, số đt gia đình, người thân
- Nhận biết những con số  khẩn cấp  khi cần thiết để gọi :113,114,115, số điện thoại của người thân( bố, mẹ...)
- KPXH: Nhà của bé, người thân trong gia đình bé.
- Chơi các trò chơi với các con số: Số nhà, điện thoại người thân...
- PTTCKNXH: Bé làm gì khi bị lạc; Giáo dục kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
- VTV7- kids: Giáo dục giới tính- Cơ thể tớ là của tớ: Cảnh giác với người lạ; Chuyện kể của những chú cừu.
 
14. Thực hiện được một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn.
- Sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi.
- Đi bộ trên vỉa hè; đi sang đường phải có người lớn dắt; Đội mũ an toàn khi đi xe máy.
- Không leo trèo cây, ban công, tường rào.
- Quy định của trường ,lớp: không bỏ hột, hạt vào tai, mũi; không leo trèo cây, ban công, tường rào, không tự ý ra khỏi lớp.
- Quy định của giao thông : Đi bộ trên vỉa hè, đi sang đường phải có người lớn dắt, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, không chạy nhảy, thò đầu, tay ra ngoài cửa sổ các PTGT...
-  Nhận biết: đèn tín hiệu, biển báo giao thông , 1 số biển báo nguy hiểm, các ký hiệu cảnh báo nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày.
- Quy định khi tham quan công viên, vườn thú.
- VTV7 Lớp học cầu vồng. Chuyện kể của những chú cừu.
 
* Phát triển vận động:
15. Trẻ thực hiện đúng thuần thục các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/ bài hát . Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.
 
 
* Phát triển vận động:
- Hô hấp:  Hít vào, thở ra.
- Tay:
+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân).
+ Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân, 2 tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
- Lưng, bụng, lườn:
+ Ngửa người ra sau, kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái
+ Quay sang trái, sang phải.
+ Nghiêng người sang trái, sang phải, kết hợp tay chống hông hoặc 2 tay dang ngang, chân bước sang phải, sang trái.
+ Nghiêng người sang 2 bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái.
-  Chân:
+ Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau
+ Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang, nhảy lên đưa 2 chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau.
 
16.Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động.
- Đi lên, xuống trên ván dốc (dài 2m,rộng 0.3m) 1 đầu kê cao 0,3m.
- Không làm rơi vật trên đầu khi đi trên ghế thể dục.
- Đứng 1 chân và giữ thẳng người trong 10 giây.
- Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối.
- Đi trên dây (dây đặt trên sàn), đi trên ván kê dốc (dài 2m, rộng 0,30m) một đầu kê cao 0,30m.
- Đứng co 1 chân  trong 10s.
 
17. Kiểm soát được vận động.
- Đi, chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh (đổi hướng ít nhất 3 lần).
 
 
- Đi, chạy thay đổi tốc độ,  hướng VĐ, dích dắc
theo đúng hiệu lệnh (đổi hướng ít nhất 3 lần).
- Đi nối bàn chân tiến, lùi.
- Chạy 18m trong khoảng 10 giây.
- Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian.
- Chạy chậm khoảng 100 - 120m.
18. Phối hợp tay- mắt trong vận động (tung, ném, bắt ,bò, trườn, trèo nhảy, bật nhịp nhàng):
- Bắt và ném bóng với người đối diện (khoảng cách 4m).
- Ném trúng đích đứng (xa 2m x cao 1.5m).
- Đi, đập và bắt được bóng nảy 4 - 5 lần liên tiếp.
- Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.
 
- Đi và đập bắt bóng.
- Tung, đập bắt bóng tại chỗ
- Tung bóng lên cao và bắt bóng
- Ném xa bằng 1 tay, 2 tay.
- Ném trúng đích bằng 1 tay, 2 tay.
- Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân.
- Ném và bắt bóng bằng 2 tay (khoảng cách 4m)
- Bò bằng bàn tay và bàn chân 4-5m
- Bò chui qua ống dài 1,5m x 0,6m
- Bò dích dắc qua 7 điểm.
- Trườn kết hợp trèo qua ghế  dài 1,5m x 30cm
- Trèo lên, xuống 7 gióng thang.
- Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất.
- Bật liên tục vào vòng
- Bật qua vật cản cao 15 – 20cm.
- Bật tách chân, khép chân qua 7 ô
- Bật xa tối thiểu 50cm
- Bật xa 40 - 50cm
- Bật, nhảy từ trên cao xuống 40 - 45cm (bật sâu 40cm)
- Nhảy lò cò 5m.
- Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.
19. Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp.
- Chạy liên tục theo hướng thẳng 18m trong 10 giây.
- Ném trúng đích đứng (cao 1,5m, xa 2m).
- Bò vòng qua 5- 6 điểm dích dắc, cách nhau 1,5m theo đúng yêu cầu.
- Bật xa 50cm - ném xa bằng 1 tay.
- Bật xa 50cm - ném xa bằng 1 tay – chạy nhanh 10m.
- Ném xa bằng 2 tay – chạy nhanh 15m.
- Chuyền bóng bên phải, bên trái – chạy chậm 100m.
- Nhảy chụm, tách chân – đập và bắt bóng bằng 2 tay.
 
- Các bài tập tổng hợp.
- Chạy liên tục theo hướng thẳng 18m trong 10 giây.
- Ném trúng đích đứng (cao 1,5m, xa 2m).
- Bò vòng qua 5-6 điểm dích dắc, cách nhau 1,5m theo đúng yêu cầu.
- Bật xa 50cm - ném xa bằng 1 tay.
- Các bài tập tổng hợp.
- TC theo nhóm, đồng đội.
- Bật xa 50cm - ném xa bằng 1 tay – chạy nhanh 10m.
- Ném xa bằng 2 tay – chạy nhanh 15m.
- Chuyền bóng bên phải, bên trái – chạy chậm 100m.
- Nhảy chụm, tách chân – đập và bắt bóng bằng 2 tay.
- Tổ chức  hội thi “ Bé yêu vận động”
20. Thực hiện được các vận động:
- Uốn ngón tay, bàn tay, xoay cổ tay.
- Gập mở lần lượt từng ngón tay.
- Cho trẻ thực hiện các loại cử động bàn tay, ngón tay, cổ tay thông qua các hoạt động: Thể dục, vẽ, múa, vận động...
21. Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt trong một số hoạt động:
- Vẽ hình và sao chép các chữ cái, chữ số.
- Cắt được theo đường viền của hình vẽ.
- Xếp chồng 12 – 15 khối theo mẫu.
- Ghép và dán hình đã cắt theo mẫu.
- Tự cài, cởi cúc, xâu dây giày, cài quai dép, kéo khóa.(phéc mơ tuya).
 
- Lắp ráp các hình, chơi lắp ghép.
- Học cách cởi và mặc quần áo.
- Đi dép, cởi dép,  kéo khóa (phéc mơ tuya), xâu luồn, buộc dây.
- Hướng dẫn trẻ sử dụng kéo.
- Xếp chồng 12-15 khối theo mẫu
- Xé, cắt theo đường thẳng, đường vòng cung.
- Hoạt động xe, cắt, dán các hình để tạo thành các đối tượng cụ thể : Nhà, thuyền buồm, mặt trăng...
- Phết hồ và  dán các hình vào đúng vị trí cho trước và không bị nhăn
- Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ, đồ theo nét.
- Tập tô chữ cái, chữ số.
- Chăm sóc cây trồng: Tưới cây, lau lá.
- VTV7 Kids: Những người bạn cầu vồng; sáng tạo 102.
 
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* Khám phá khoa học:
22. Tò mò, tìm tòi, khám phá các sự  vật hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi về sự vật, hiện tượng :  Tại sao có mưa?..
 
 
* Khám phá khoa học:
- Hứng thú quan sát, trò chuyện, đặt câu hỏi: Hỏi ai ? Cái gì? Làm như thế nào? Làm từ cái gì.... về  các đối tượng.
- Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa.
- Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật và cây theo mùa.
- Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời và mặt trăng
- Các nguồn nước trong MT sống
- Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật, cây.
- Một số đặc điểm, tính chất của cát, sỏi, đất, đá, mây, gió, nắng, mưa, cầu vồng,  nước.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.
- Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó đối với con người, con vật, cây..
- Quan sát tranh, ảnh, băng hình và cùng tìm hiểu về các đối tượng.
- VTV7- Kids: Lớp học cầu vồng; Thế giới diệu kỳ của Bool Bool; Chuyện kể của những chú cừu.
- Trẻ nói được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống.
- Kids mart: Cỗ máy thời tiết.
 
23. Phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng  như sử dụng các giác quan khác nhau để xem xét lá, hoa, quả... và thảo luận về đặc điểm của đối tượng. -  Nhìn, sờ , ngửi, nếm, bóp…để tìm hiểu  đặc điểm của con vật, cây cối, hoa quả, đồ vật, phương tiện…
 
24. Trẻ biết làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận. VD: thử nghiệm gieo hạt/trồng cây được tưới nước và không tưới, theo dõi và so sánh sự phát triển.
 
- Làm các thử nghiệm với nước, cát, gió, không  khí, bay hơi, nam châm.
- Quan sát, phán đoán và so sánh mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống.
- Thử nghiệm gieo hat/ trồng cây….
- VTV7- Kids: Lớp học cầu vồng; Thế giới diệu kỳ của Bool Bool.
 
25. Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách, tranh ảnh, băng hình, trò chuyện và thảo luận..
 
 
- Trò chuyện, xem tranh ảnh, bãng hình về các đối tượng.
- Dạo chơi,trò chuyện, quan sát, thảo luận, nhận xét.
- VTV7- Kids: Lớp học cầu vồng; Thế giới diệu kỳ của Bool Bool; Giáo dục giới tính.
 
26. Phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau.
 
- So sánh, phân loại các đối tượng theo 2-3 dấu hiệu khác nhau.
- Hoàn thành các bài tập , trò chơi phân nhóm theo 2-3 dấu hiệu.
- Làm các bài tập, trò chơi tìm đối tượng không cùng nhóm.
- So sánh sự giống nhau và khác nhau của đồ dùng, đồ chơi và sự đa dạng của chúng.
 
27. Nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng. VD: nắp cốc có những giọt nước do nước nóng bốc hơi.
 
- Nhận biết mối liên hệ đơn giản của sự vật hiện tượng: Cây và ánh nắng, nước; thực phẩm với con người.
- Thí nghiệm, trải nghiệm, nhận xét, giải thích về mối liên hệ giản của các sự vậy hiện tượng, giải quyết các vấn đề đơn giản đó.
- Steam: Đèn dung nhan phun trào; Núi lửa phun trào;Sức mạnh lan tỏa; Kẹo sắc màu cầu vồng; Lốc xoáy mi ni...
- VTV7- Kids: Lớp học cầu vồng
 
28. Biết giải quyết các vấn đề đơn giản bằng nhiều cách khác nhau.
 
- Nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện trượng và giải quyết vấn đề.
- Xây dựng các tình huống có vấn đề cho trẻ giải quyết theo suy nghĩ riêng trong các hoạt động giáo dục.
- Chơi trò chơi nhập vai xử lý các tình huống.
- VTV7- Kids: Những người bạn  cầu vồng
 
29. Nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát. - Phân biệt điểm giống và  khác nhau, của các đối tượng được quan sát.( Con vật, đồ vật, con người…)
- Sử dụng các từ khái quát chỉ nhóm cây cối, con vật, sự vật có chung đặc điểm: Cây ăn quả, rau, động vật sống trong rừng, con vật hung dữ…trong các hoạt động giáo dục.
- So sánh điểm giống và khác nhau của các sự vật hiện tượng(cỏ, cây, hoa, lá, con vật...)
- Quá trình phát triển của cây.
- Vòng đời của bướm/ vòng đời của ếch/ con vật khác.
- Bé lớn lên như thế nào?
- Vì sao trời mưa, nắng, có mây?
- Phân loại cây, hoa, quả, con vật theo 2-3 dấu hiệu.
- Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây.
- Steam : Mạch trái cây ; Bí ngô halloween ; Vũ điệu của sữa ; Sự đổi màu của bắp cải tím ; Làm kèn voi ; Nhịp đập cánh bướm ; Con mực trong chai nước ; Chú gà nhảy múa ; mạch côn trùng…
- Đặc điểm, công dụng, chất liệu một số đồ dùng, đồ chơi thông thường
-  Sự khác nhau và giống nhau của đồ dùng đồ chơi, PTGT và sự đa dạng của chúng .
- Phân loại đồ dùng theo chất liệu và công dụng
- Đặc điểm công dụng của PTGT và phân loại 2-3 dấu hiệu
- Steam : Ô tô động cơ; Tàu hỏa; Đèn giao thông mi ni ;Máy bắn đá ; Ô tô bóng bay….
- Hoạt động Kids mart
- VTV7- Kids: Lớp học cầu vồng; Thế giới diệu kỳ của Bool Bool; Chuyện kể của những chú cừu.
 
30.Trẻ thể  hiện hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình.
 
-Thể hiện qua các hoạt động chơi, âm nhạc. tạo hình, đóng vai, tập kịch, hoạt cảnh,...
- Tìm hiểu về các đối tượng thông qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình.
- VTV7- Kids: Những người bạn  cầu vồng; Sáng tạo 102.
 
* Khám phá xã hội:
31. Nói đúng họ, tên, ngày sinh, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện.
 
* Khám phá xã hội:
- Họ tên, ngày sinh, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân và vị trí của trẻ trong gia đình.
- Tìm hiểu cơ thể bé.
- Tìm hiểu về các giác quan.
- VTV7- Kids: Lớp học cầu vồng; Giáo dục giới tính: Cơ thể tớ là của tớ.
 
32. Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính, công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình.
- Nói địa chỉ gia đình mình ( số nhà, đường phố/thôn, xóm), số điện thoại nếu có khi được hỏi, trò chuyện.
- Gia đình của bé:
- Các thành viên trong gia đình
- Địa chỉ, SĐT gia đình
- Điểm giống và khác nhau của mình với người thân trong GĐ
- Nghề nghiệp của các thành viên trong GĐ
- Sở thích của các thành viên trong gia đình,
- Quy mô gia đình( gia đình nhỏ, gia đình lớn).
- Nhu cầu của  gia đình.
- VTV7- Kids: Lớp học cầu vồng; Giáo dục giới tính: Cơ thể tớ là của tớ. Lớn lên em muốn làm gì( Hướng nghiệp cho bé)
 
 33. Trẻ nói tên, địa chỉ và mô tả một số đặc điểm nổi bật của trường, lớp khi được hỏi trò chuyện.
- Nói tên, công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi, trò chuyện.
- Tên gọi, địa chỉ, SĐT của trường.
- Những đặc điểm nổi bật của trường lớp mầm non; công việc của các cô bác trong trường.
- Trường mầm non Hưng Dũng 2 thân yêu.
- Lớp học …của bé.
- Trả lời tên, địa chỉ của trường, lớp học khi người khác hỏi.
- Giới thiệu về trường lớp, cô giáo, bạn bè của bé.
- Tên, các hoạt động, công việc của các cô các bác trong trường.
 
34. Nói họ tên, đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi, trò chuyện. - Tên,  đặc điểm, sở thích của các bạn, các hoạt động của trẻ ở trường.
-Trò chuyện về các bạn của bé ở lớp.
- Biết tên, đặc điểm nổi bật của các bạn trong lớp.
35.Nói đặc điểm và sự khác nhau của  một số nghề . Ví dụ: “ Nghề nông làm ra lúa gạo, nghề xây dựng xây nên những ngôi nhà mới….” - Tên gọi công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương.
- Lớn lên bé thích làm gì?
- Khám phá một số nghề: Biết tên gọi, công việc, công cụ, sản phẩm, ý nghĩa của nghề nông, bán hàng, giáo viên, bác sĩ, bộ đội, cảnh sát, ca sĩ, công nhân, nghề dịch vụ, nghề ngư
nghiệp…..
- Khám phá các nghành nghề truyền thống của địa phương: Làm muối, làm chiếu, mây trẻ đan, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, làm miến..
- Steam : Quạt mi ni ; Đèn ngủ mi ni ;Chúng ta hít thở thế nào ; Robot lau nhà ;Máy hút bụi…
- KNS : Bé làm gì khi bị cháy ; Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi hỏa hoạn.
- Hoạt động ngoại khoá: Trải nghiệm làng nghề truyền thống.
- VTV7- Kids: Lớn lên em muốn làm gì( Hướng nghiệp cho bé)
 
 
36. Kể tên và nêu một vài nét đặc trưng của một số di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh của quê hương đất nước.
- Kể tên một số lễ hội và nói về hoạt động nổi bật của những dịp lễ hội.
 
 
- Tên gọi, đặc điểm nổi bật, nét đặc trưng của các danh lam, thắng cảnh, ngày lễ hội, sự kiện văn hóa của quê hương, đất nước : Quê Bác, mộ bà Hoàng Thị Loan, đền Chung Sơn, Quảng trường Hồ Chí Minh, Công viên trung tâm TP Vinh, Biển Cửa Lò,Lễ hội sông nước Cửa Lò, Bãi Lữ, Cổng thành,Đền Quang Trung, Di tích lịch sử Đền Trung ( Quê hương làng đỏ anh hùng phường Hưng Dũng), Tham quan đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ phường Hưng Dũng.Lăng Bác, Tràng An, Ninh Bình,Cố Đô Huế, Phong Nha Kẻ Bàng, Vịnh hạ Long….
- Tên gọi, đặc điểm nổi bật và các hoạt động, ý nghĩa của các ngày lễ, Ngày khai giảng, tết trung thu, ngày 20/11; Tết nguyên đán;  Ngày 1/6; ngày  8/3; ngày 22/12; Ngày sinh nhật Bác…
+ Các hoạt động chương trình lễ hội : Trung thu trong mắt bé, gói bánh chưng ngày tết cổ truyền, làm quà tặng bà, tặng me…
 
* Khái niệm sơ đẳng về toán :
37. Quan tâm đến các con số như thích nói về số lượng và đếm, hỏi: “Bao nhiêu? Đây là mấy?”
* Khái niệm sơ đẳng về toán :
- Đếm và nhận biết các con số theo khả năng.
- Đặt câu hỏi cái gì ? Mấy ? là mấy ? có bao nhiêu ? số mấy ?...
-Thích đếm và hay đếm trên mọi đối tượng.
- Trò chơi nhận biết số lượng, chữ số.
- VTV7- Kids: 123- Ta cùng đếm.
 
38. Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.
 
- Nhận biết con số phù hợp SL trong phạm vi 10 và đếm.
- Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10.
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10.
- Đếm theo khả năng của trẻ.
- Các trò chơi luyện đếm.
- VTV7- Kids: 123- Ta cùng đếm.
- Hoạt động Kids mart.
 
39. So sánh số lượng của 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: Bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất. - Đếm, So sánh số lượng của 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói kết quả.(Bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất)
- So sánh số lượng 3 nhóm đối tượng.
- Hoàn thành vở học toán về so sánh số lượng 3 nhóm đối tượng.
- VTV7- Kids: 123- Ta cùng đếm.
40. Biết gộp đối tượng trong phạm vi 10 và đếm.
- Biết tách một nhóm đối tượng  trong phạm vi 10 thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau.
- Nhận biết các số từ 5 đến 10 và sử dụng các số đó để chỉ số lượng, số thứ tự.
- Gộp/tách các đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm.
- Tách/ gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 6,7,8,9,10 thành 2 nhóm.
- Kids mart : Máy đếm số. cùng làm toán.
41. Trẻ có biểu tượng về số trong phạm vi 10, biết thêm bớt trong phạm vi 10. - Đếm, tạo nhóm, nhận biết số lượng, số thứ tự 6 ( 7,8,9,10).
- Thêm bớt trong phạm vi 6,7,8,9,10.
- Kids mart : Máy đếm số. cùng làm toán.
42. Trẻ nhận biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. - Nhận biết ý  nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày :số nhà, biển số xe, số điện thoại, số trên tờ tiền.....
43. Biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu cầu.
- Nhận ra quy tắc sắp xếp ( mẫu) và sao chép lại.
- Sáng tạo ra mẫu sắp  xếp và tiếp tục sắp xếp.
 - Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan.
- So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp thep quy tắc.
- Tạo ra quy tắc sắp xếp
- Sắp xếp các đối tượng theo chiều tăng dần hoặc giảm dần về kích thước ; hoặc sắp xếp theo yêu cầu của cô.
- Hoàn thành các bài tập, trò chơi về quy luật sắp xếp.
- Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan.
44. Biết sử dụng được một số dụng cụ để đong, đo và so sánh, nói kết quả.
 
- Đo độ dài 1 đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau.
- Đo độ dài khác nhau của các đối tượng bằng 1 đơn vị đo.
- Đo dung tích các vật khác nhau bằng 1 đơn vị đo.
45. Gọi tên và chỉ ra các điểm giống và khác nhau giữa 2 khối cầu và khối trụ; khối vuông và khối chữ nhật.
 
- Nhận biết, gọi tên khối vuông, khối chữ nhật; khối cầu, khối trụ.
- Nhận dạng các khối hình đó trong thực tế.
- Chắp ghép các hình học để tạo các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.
- Tạo ra một số hình học bằng các cách khác nhau.
- Phân biệt khối cầu, khối trụ.
- Phân biệt khối vuông, khối chữ nhật.
- Hoạt động Kids Mart
46. Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn.
 
- Xác định vị trí đồ vật (phía trước - phía sau; phía trên – phía dưới ; phía phải - phía trái) so với bản thân trẻ, với bạn khác, với 1 vật nào đó làm chuẩn.
47. Gọi đúng tên các thứ trong tuần theo thứ tự; các mùa trong năm.
- Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ.
- Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày maiqua các sự kiện hàng ngày.
- Nhận biết, gọi tên các ngày trong tuần..
- Nhận biết, phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai.
- Thứ tự các mùa trong năm.
- Nhận biết ngày trên lốc lịch trong tuần/ tháng và giờ trên đồng hồ.
- Hướng dẫn trẻ cách xem ngày trên tờ lịch.
- Dạy trẻ cách xem giờ đúng, giờ rưỡi.
- Dạy trẻ cách xem giờ hơn, giờ kém.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
48. Thực hiện được các yêu cầu trong HĐ tập thể.
 
- Nghe cô, nghe bạn nói, hiểu lời nói và phản hồi lại bằng những hành động, lời nói phù hợp trong HĐ tập thể.
- Giao nhiệm vụ giúp trẻ hiểu và làm theo được 2,3 yêu cầu liên tiếp.
- Bắt chước, làm theo.
- Tham gia HĐ tập thể.
49. Hiểu nghĩa từ khái quát: Phương tiện giao thông, động vật, thực vật, đồ dùng (đồ dùng gia đình, đồ dùng học tập…)
 
- Hiểu và nói được một số từ khái quát chỉ các sự vật, hiện tượng: bút, sách, cặp,con vật, đồ vật, cây cối, hoa quả, con người....
- Làm quen với các từ  chỉ sự vật, hiện tượng.
- Lựa chọn hình ảnh, tranh, đồ chơi, đồ dùng theo tập hợp nhóm theo yêu cầu: ( Rau ăn quả; nhóm TP giàu chất đạm; PTGT đường bộ; ĐV nuôi trong GĐ; các hiện tượng tự nhiên;...đồ dùng học tập; đồ dùng để ăn; đồ dùng để mặc, để đi, ...đồ dùng gia đình..PTGT, )
- Tìm từ trái nghĩa với từ còn lại.
- Chơi , lắp ghép các khái niệm tương phản.
 
50. Biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại. - Đàm thoại, trò chuyện, trao đổi, nhận xét.
- Biết lắng nghe và trao đổi, nhận xét  ý kiến của mình với người đối thoại.
- Các hoạt động giáo dục.
 
51. Kể rõ ràng có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được
- Sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm…phù hợp với ngữ cảnh
- Dùng được câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh
- Miêu tả sự việc với một số thông tin về hành động, tính cách, trạng thái,..của nhân vật
- Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau.
- Trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: Tại sao? Có gì giống nhau? Có gì khác nhau? Do đâu mà có?
- Đặt các câu hỏi: Tại sao?  Như thế nào? Làm bằng gì?
- Sử dụng các từ biểu cảm, hình tượng.
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
52. Đọc biểu cảm bài thơ, ca dao, đồng dao, hò, vè, tục ngữ… - Làm quen các thơ, ca dao, hò, vè, tục ngữ
- Đọc biểu cảm bài thơ, ca dao, hò, vè, tục ngữ của các chủ đề trong độ tuổi.
- Trò chuyện cùng trẻ để giúp trẻ cảm nhận vần điêu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao.
53. Kể có thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện…trong nội dung câu chuyện
 
- Kể lại truyện đã được nghe theo trình tự.
- Dạy trẻ kể lại chuyện. Miêu tả hành động, tính cách, lời thoại, trạng thái của nhân vật trong truyện.
- Lời kể rõ ràng, thể hiện cảm xúc qua lời kể và cử chỉ, nét mặt.
- Kể chuyện theo đồ vật, theo tranh
- Kể lại sự việc theo trình tự
- Đặt tên mới cho nhân vật, cho câu chuyện; thêm, bớt các sự kiện.
- Biết kể truyện sáng tạo theo tranh minh họa, theo đồ vật và kinh nghiệm của bản thân.
54. Biết đóng được vai của nhân vật trong chuyện.
 
- Đóng vai các nhân vật trong các câu chuyện theo chủ đề, đề tài, hoạt cảnh.
- Tổ chức hoạt động  đóng kịch.
- Dạy trẻ kể lại chuyện.
55. Sử dụng các từ cảm ơn, xin lỗi, xin phép, thưa, dạ, vâng…phù hợp với tình huống.
- Điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh
- Dạy trẻ kỹ năng sống,…
- Nói rõ ràng. Điều chỉnh được cường độ giọng nói  lên , xuống, to, nhỏ phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp.
- Luyện nói rõ ràng, âm chuẩn, không nói ngọng, nói líu.
- Luyện âm các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh diệu.
- Giao tiếp, trò chuyện với cô/ bạn/ người xung quanh trong hoạt động chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày
56. Chọn sách để “ đọc” và xem.
- Biết cách “đọc sách” từ trái sang phải , từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách.
- Biết kể chuyện theo tranh và kinh nghiệm của bản thân.
 
- Thích xem/nghe đọc các loại sách khác nhau.
- Thích chọn những sách mà trẻ thích để xem và “đọc”
- Làm quen với cách đọc và viết Tiếng Việt.
- Giáo dục trẻ các hành động  giữ gìn, bảo vệ sách. Giở cẩn thận từng trang khi xem. Không vứt, ném, vẽ bậy, xé, làm nhàu sách
- Biết lấy và cất sách đúng nơi quy định.
- Biết cấu tạo của một cuốn sách quen thuộc, biết phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách, biết cách “đọc sách” từ trái sang phải , từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách.
- Chỉ vào từ dưới tranh, minh họa và “đọc” thành tiếng (theo trí nhớ) để đọc thành một câu chuyện với nội dung phù hợp với từng tranh minh họa.
- Hoạt động tại góc sách. “Đọc” truyện qua các tranh vẽ.
57. Nhận ra các ký hiệu thông thường: Nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra – vào, cấm lửa, biển báo giao thông
- Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩa và kinh nghiệm của bản thân.
 
- Làm quen và biết cách sử dụng với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống( Nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông...
- Cố gắng tự mình viết ra, tạo ra những hình mẫu, biểu tượng, những hình mẫu ký tự....có sáng tạo để biểu thị cảm xúc, suy nghĩ, ý muốn kinh nghiệm của bản thân.
- Viết kí hiệu lên các sản phẩm tạo hình.
58. Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt. - Làm quen với các chữ cái: 29 chữ cái theo từng bài riêng lẻ:
* Nhận dạng 29 chữ cái tiếng việt.
- Làm quen nhóm chữ cái : o,ô,ơ
- Làm quen nhóm chữ cái : a,ă,â
- Làm quen nhóm chữ cái : e,ê
- Làm quen nhóm chữ cái : u,ư
- Làm quen nhóm chữ cái : i,t,c
- Làm quen nhóm chữ cái : b,d,đ
- Làm quen nhóm chữ cái : n,m
- Làm quen nhóm chữ cái : l,h,k
- Làm quen nhóm chữ cái : p,q
- Làm quen nhóm chữ cái : g,y
- Làm quen nhóm chữ cái : x,s
- Làm quen nhóm chữ cái : v,r
- Tổ chức các trò chơi với chữ cái
- Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu
- Tìm các chữ cái đã biết ở môi trường xung quanh.
- Đọc/phát âm chữ cái trong từ, tiếng.
- Trò chơi với các chữ cái.
- VTV7 kissd: ABC - Vui từng giờ.
59. Trẻ có kĩ năng tô, đồ các nét chữ, đọc và sao chép một số kí tự. - Nhận dạng và phát âm các chữ cái.
- Tập tô, đồ các nét chữ.
- Sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình.
60. Nghe hiểu nội dung câu chuyện,bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, hò vè, câu đố dành cho lứa tuổi của trẻ.
 
- Kể chuyện cho trẻ nghe.
- Dạy trẻ đọc thơ, ca dao, đồng dao.
- Trò chuyện cùng trẻ về nội dung câu chuyện, bài thơ, ca dao, đồng dao.
- Xem phim, ảnh, tranh,...có nội dung về câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao về từng chủ đề.
- VTV7- Kids: Chuyện kể của những chú cừu.
61. Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi.
 
-Nhận biết các trạng thái biểu của lời nói:  Vui buồn, âu yếm, ngạc nhiên, sợ hãi hoặc tức giận trong giao tiếp.
- Nhận biết các biểu cảm các lời thoại nhân vật qua các câu chuyện.
- Nghe đọc truyện, đọc thơ, kể chuyện, xem phim, tranh ảnh.
62. Kể về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được.
 
- Trò chuyện, trao đổi cùng trẻ để trẻ kể lại các sự việc, hiện tượng, vấn đề đang nói một cách trình tự, dễ hiểu..
- Chú ý đến thái độ của người nghe để kể chậm lại, nhắc lại hay giải thích lại lời kể của mình khi người nghe chưa rõ.
- Kể lại sự việc theo trình tự.
63. Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói.
 
 
- Có thể dùng tranh ảnh, chữ viết, số, kí hiệu,... để thể hiện điều muốn truyền đạt.
- Hiểu chữ viết có thể đọc, sử dụng chữ viết với nhiều mục đích khác nhau trong các hoạt động ( viết thư, viết thiệp...)
- Trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của chữ viết.
64. Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái. Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình
- Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
 
- Cầm bút viết và ngồi viết đúng cách
- Bắt chước hành vi viết và so chép từ, chữ cái.
- Biết đồ lại, “ viết” tên của bản thân theo cách của mình.
- Nhận ra tên của mình, tên đồ dùng cá nhân theo tranh vẽ.
- Sau khi vẽ tranh biết viết tên của mình.
- Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình.
65. Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày. Diễn đạt được mong muốn,  nhu cầu và suy nghĩ bằng nhiều loại câu.
- Sử dụng các từ chỉ sự vật , hoạt động, đặc điểm...phù hợp với ngữ cảnh.
- Hướng dẫn trẻ sử duạng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt được mong muốn, nhu cầu và suy nghĩ  bằng các  kiểu câu đơn , câu ghép, câu khẳng định, phủ định…khác nhau.
 
66.Biết kể chuyện theo tranh minh họa và kể theo kinh nghiệm bản thân. - Kể chuyện theo tranh minh họa.
- Kể chuyện sáng tạo.
67. Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện.
- Cuộc trò chuyện được duy trì và phát triển.
- Chủ động bắt đâu các cuộc trò chuyện với người khác.( trò chuyện về chủ đề, mối quan hệ trong sinh hoạt hàng ngày)
 
68. Không nói leo, không ngắt lời người khác khi rò chuyện.
- Không nói tục, chửi bậy.
 
- Hành vi văn minh, quy tắc ứng xử trong giao tiếp, nơi công cộng
- Các hành vi văn minh trong giao tiếp.
- Nề nếp trong học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày
- Tăng cường các hoạt động giao tiếp để giúp trẻ tự tin trò chuyện, giao tiếp, chủ động trong giao tiếp.
- Dạy trẻ biết thế nào là nói tục, chởi bậy.
- Không nói tục, chửi bậy.
69. Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh.
 
LQCC:
- Tìm, kiếm chữ cái trong sách chuyện, bảng....để đọc.
- Chỉ và đọc cho bạn, người khác những chữ đã có ở xung quanh.
-Thích nghe cô đọc sách.
VTV7 Kids: ABC- Vui từng giờ.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM  VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
70. Nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại
- Nói được điều bé thích, bé không thích, những vệc bé làm được và việc gì bé không làm được
- Nói được mình có điểm gì giống và khác bạn (dáng vẻ bên ngoài, giới tính, sở thích và khả năng)
- Biết mình là con /cháu /anh/ chị/em trong gia đình
- Biết vâng lời giúp đỡ cô giáo, bố mẹ những việc vừa sức.
- Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình.
-Trò chuyện về sở thích và khả năng của các bạn trong lớp và người thân trong gia đình bé.
- Một số người thân trong gia đình.
- Sở thích, khả năng của bản thân.
- Điểm giống và khác nhau của mình với người khác.
- Vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học.
- Dạy trẻ hiểu về mối quan hệ và cách xưng hô giữa các thành viên trong gia đình.
- Thực hiện công việc được giao (Trực nhật, xếp dọn đồ chơi,…)
 
 
- Chủ động và độc lập trong một số hoạt động.
- Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến
71.  Tự làm một số việc đơn giản hằng ngày. (VS cá nhân, trực nhật, chơi…)
- Cố gắng tự hoàn thành công việc được giao
- Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác.
- Chủ động làm một số công việc đơn giản hàng ngày.
- Thực hiện và hoàn thành công việc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi...).
- Chủ động độc lập trong một số hoạt động.
- Trẻ vui, phấn khởi, thích thú, tự tin, tự hào…khi hoàn thành công việc được giao.
- Khoe, kể sản phẩm của mình với người khác.
- Cất sản phẩm cẩn thận.
- Phối hợp với bạn để hoàn thành công việc.
72. Nhận biết được 1 số trạng thái cảm xúc: Vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ qua tranh; qua nét mặt, cử chỉ, gọng nói của người khác.
 
- Nhận biết  một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, âm nhạc, tranh ảnh.- -Thực hành thể hiện các khuôn mặt cảm xúc.
- Cắt dán các khuôn mặt cảm xúc từ các họa báo.
73. Biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận,ngạc nhiên, xấu hổ .
- Biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè.
- Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.
- Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ, nét mặt.
- Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh.
- Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
- Trò chuyện với trẻ về tình thương, sự chia sẻ, giúp đỡ người hoàn cảnh, khó khăn,
- Xem phim về các hoàn cảnh khó khăn, suy nghĩ và hành động của bé( quyên góp quần áo, đồ chơi, vật dụng cũ)
- Chủ động giúp đỡ khi nhìn thấy bạn hoặc người khác khó khăn.
- Xây dựng các tình huống cho trẻ giải quyết tình huống.
74. Nhận ra hình ảnh Bác Hồ và một số địa điểm gắn với hoạt động của Bác Hồ( chỗ ở, nơi làm việc…).
- Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ,
- Kính yêu Bác Hồ.
- Quê hương Bác Hồ.
- Những địa danh mang tên Bác.
- Đọc thơ, kể chuyện, thực hiện các sản phẩm về Bác Hồ.
- Biết kính yêu Bác Hồ và những người có công với quê hương đất nước.
75. Biết một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội và một vài nét văn hóa truyền thống ( trang phục, món ăn…) của quê hương đất nước.
 
 
 
- Các di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.
+ Khám phá về Thủ đô Hà nội, Lăng Bác, chùa Một Cột,...
+ Di tích lịch sử : Quê Bác, mộ Bà Hoàng Thị Loan, Đền Chung Sơn.
+ Quảng trường Hồ Chí Minh.
+ Công viên trung tâm TP Vinh.
+ Núi Quyết.
+ Biển Cửa Lò.
+ Lễ hội sông nước Cửa Lò.
+ Di tích lịch sử Đền Trung ( Quê hương làng đỏ anh hùng phường Hưng Dũng)
+ Tham quan đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ phường Hưng Dũng.
-  ND, HĐ, ý nghĩa của di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội, một vài nét văn hóa truyền thống, trang phục, món ăn.
- Hành vi bảo vệ di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội và một vài nét văn hóa truyền thống.
76. Thực hiện một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, không làm ồn nơi công cộng, vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị, muốn đi chơi phải xin phép.
- Chấp nhận sự phân công của tập thể.
- Nhận biết một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng( để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường)….
- Một số quy địnhcủa trường, lớp.
- Một số quy định trong gia đình bé.
- Một số quy định giao thông.
- Một số quy định nơi công cộng.
- Nhận biết một số biển báo đơn giản và quy định  khi tham gia giao thông
- Luật giao thông, biển báo, hành vi khi tham gia GT, an toàn khi tham gia GT
- Chấp hành và thực hiện sự phân công của người điều hành với thái độ sẵn sàng, vui vẻ.
- VTV7 kids: Trật tự trên xe buýt, Lớp học cầu vồng
77. Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép.
 
- Bé học cách nói lời cảm ơn , xin lỗi, chào hỏi phù hợp, lễ phép.
- Kể chuyện, đọc thơ nói về lời cảm ơn, xin lỗi và chào hỏi, thưa gửi lễ phép.
- VTV7 Kids: Chuyện kể của những chú cừu: Dạy bé ứng xử thông minh.
78. Chú ý khi nghe cô và bạn nói, không ngắt  lời người khác.
 - Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động .
 
 
- Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự.
- Tôn trọng, hợp tác , chấp nhận…
- Biết chờ đến lượt khi tham gia các hoạt động.
- Biết xếp hàng chờ đến lượt .
- Nhắc các bạn xếp hàng, đề nghị bạn không được tranh lượt.
79. Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn.
 
 
 
- Biết nhìn vào người khác khi họ đang nói, không cắt ngang lời khi người khác đang nói.
- Trình bày ý kiến của mình với các bạn, trao đổi thỏa thuận với các bạn và chấp nhận thực hiện theo ý kiến chung.
- Khi trao đổi bình tĩnh, tôn trọng lẫn nhau, không nói cắt ngang khi người khác đang trình bày.
- Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự.
80. Biết tìm cách giải quyết mâu thuẫn( dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận nhường nhịn).
- Biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích.
 
 
 
- Hướng dẫn trẻ học cách kiềm chế cảm xúc.
- Hành vi, thái độ, lời nói, hành động cảm xúc,… chưa tốt  (tiêu cực) như : (đánh bạn, cào cấu, cắn, gào, khóc, quăng, ném đồ chơi).
- Lời nói diễn tả cảm xúc tiêu cực (khó chịu, tức giận….) của bản thân khi giao tiếp với bạn bè, người thân.
- Những biểu hiện, thay đổi về cảm xúc, hành vi, thái độ tích cực khi được người khác an ủi, giải thích, chia sẻ. (Vui vẻ, đoàn kết).
- Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “ đúng” - “ sai”- “ tốt” - “xấu”..
81. Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc.
 
- Quan tâm về sự phát triển, cách chăm sóc cây, con vật quen thuộc.
-Trò chuyện và hướng dẫn cách chăm sóc cây.
-Trò chuyện và hướng dẫn cách chăm sóc các vật nuôi quen thuộc..
82. Quan tâm đến môi trường:
- Bỏ rác đúng nơi quy định.
- Biết nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ MT (không xả rác bừa bãi, bẻ cành, hái hoa...).
- Tiết kiệm trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn.
- Nhận xét một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường.
- Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.
- Ý nghĩa của việc BVMT đối với đời sống con người
- Biết hành vi đúng , sai trong bảo vệ môi trường và nhận xét về các hành vi đó.
- Xem tranh ảnh về hậu quả của biến đổi khí hậu, thời tiết- Suy nghĩ và hành động của bé.
- GD trẻ giữ gìn, bảo vệ  môi trường: Không vứt rác lung tung, không bẻ cành, hái hoa, biết chăm sóc cây, nhặt rác bỏ vào thùng, không viết, vẽ bậy…
- Thực hiện dự án “ Nói không với bóng bay, túi nilon và rác thải nhựa”
- Thái độ không đồng tình với những hành vi sai qua hoạt động tạo hình, âm nhạc, trò chơi.
- Học cách sử dụng tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt.
- Lựa chọn hành vi đúng, sai trong tiết kiệm điện, nước.
83. Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình.
- Biết ứng xử phù hợp với giới tính và bản thân.
- Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân.
 
- Học cách chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình về giới tính, hình dáng bên ngoài, sở thích, khả năng...
- Trẻ nói về khả năng, sở thích và bản thân trẻ.
- Nhận ra được một số hành vi ứng xử cần có, sở thích có thể khác nhau giữa bạn trai, bạn gái.
- Thường thể hiện hành vi ứng xử phù hợp, lựa chọn trang phục phù hợp với giới tính.
84. Biết đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân.
- Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân.
 
-Trẻ chủ động trao đổi, thảo luận, trò chuyện đề xuất đưa ra các trò chơi, nội dung chơi, cách chơi  theo sở thích của bản thân.
- Cố gắng thuyết phục bạn để những đề xuất của mình được thực hiện.
- Mạnh dạn trao đổi , chia sẻ ý kiến của bản thân..
- Nói, hỏi hoặc trả lời các câu hỏi của người khác một cách lưu loát, rõ ràng, không rụt rè...
85. Dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi.
- Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi.
-  Có nhóm bạn chơi thường xuyên.
- Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.
- Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè.
- Nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm.
- Tham gia chơi các hoạt động  góc.
- Được mọi người trong nhóm tiếp nhận.
- Chơi trong nhóm bạn vui vẻ, thoải mái.
-  Thích và hay chơi theo nhóm bạn.
- Chơi các trò chơi đóng vai theo chủ đề.
- Chơi đoàn kết, tôn trong, chấp nhận, hợp tác để tạo thành nhóm.
- Thể hiện bằng lời nói, hành động về sự công bằng trong nhóm bạn bè.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
86. Trẻ tán thưởng, tự khám phá, bắt chước âm thanh, dáng điệu, cảm nhận và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng. - Quan sát và thể hiện sự thích thú, hứng thú, nhìn, ngắm, nhận xét về  vẻ đẹp của các sự vật trong thiên nhiên, trong cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
 
87. Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc ( Hát theo, nhún nhảy, lắc lư thể hiện động tác minh hoạ phù hợp) theo bài hát,bản nhạc; Thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện - Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau : Nhạc thiếu nhi, nhạc dân ca, nhạc cổ điển....
- Nghe và nhận ra sắc thái (Vui, buồn,tình cảm tha thiết, êm dịu) để thể hiện minh hoạ động tác phù hợp.
 
88. Thích thú, ngắm nhìn và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình (màu sắc, hình dáng, bố cục,...) của các tác phẩm tạo hình. - Quan sát tranh, ảnh, vật thật, các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
+ Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp, các tác phẩm nghệ thuật.
89. Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ... -Hát rõ lời ca, đúng giai điệu, tiết tấu, tình cảm bài hát.
90. Biết vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái,  nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc với các hình thức ( vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa…)
- Gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn.
 
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc.
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu.
-Lựa chọn các hình thức vận động theo nhạc.
- Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề.
- Thể hiện các hình thức vận động khác theo ý thích của mình.
- Làm quen với 1 số điệu múa dân gian hiện đại.
91. Phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm. - Lựa chọn, phối hợp các nguyên liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm.
- Làm tranh từ nguyên vật liệu thiên nhiên.
- Làm tranh fnguyeen, phế liệu, vật liệu tạo hình.
VTV7 Kids: Sáng tạo 102.
92. Phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.
 
 
- Phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo ra các sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục. Làm tranh, ảnh, sản phẩm, đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề, theo ý thích, đề tài, sáng tạo.
- Vẽ, phối hợp màu sắc hài hòa tạo nên bức tranh có bố cục cân đối, đẹp.
VTV7 Kids: Những người bạn cầu vồng.
93. Phối hợp các kỹ năng cắt, xé, dán,... để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.
 
- Phối hợp các kĩ năng xé, cắt, dán, vò, chắp, ghép, in, phun, gấp, tạo ra các sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục.
- Xé, dán các bức tranh.
94. Phối hợp các kỹ năng nặn để tạo thành sản phẩm bức tranh có bố cục cân đối
 
- Phối hợp các kĩ năng nặn tạo ra các sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục.
- Nặn các sản phẩm.
95. Phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành các SP có các kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối - Sử dụng kỹ năng lắp ghép, xếp hình để tạo thành các sản phẩm (đồ chơi, dụng cụ, con vật...).
96. Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, bố cục.
- Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích
- Đặt tên cho sản phẩm tạo hình.
- Biết nhận xét sản phẩm tạo hình của mình và của bạn về màu sắc, hình dáng,đường nét và bố cục và sự sáng tạo..
- Tŕnh bày ư tưởng của trẻ về cái mà trẻ sắp làm.
- Sáng tạo các sản phẩm tạo hình theo ý thích.
- Tự đặt tên cho sản phẩm tạo hình của mình.
- Bảo vệ và giữ gìn sản phẩm của mình, của ban.
97. Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích.
 
- Sáng tạo ra các hình thức để tạo ra âm thanh vận động, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích.
-  Đặt lời theo giai điệu 1 bài hát, bản nhạc quen thuộc (một câu hoặc một đoạn).
 
PHÊ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG
 
 
      
        Nguyễn Thị Bích Nga
 
              NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
 
 
     
               Nguyễn Thị Minh Thuận
 
 
 
     
 
 
Tags:,
Tin cùng danh mục

Chat Facebook