So sánh sản phẩm
chọn tối đa 4 sản phẩm
EnglishVietnamese

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ NHÓM TRẺ 25 – 36 THÁNG NH 2022 - 2023

Ngày đăng : 09:01:02 17-02-2023
       Phụ lục 2
              PHÒNG GD&ĐT TP VINH                                                                                       
 TRƯỜNG MẦM NON HƯNG DŨNG 2
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                      
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC
TRẺ NHÓM TRẺ 25 – 36 THÁNG
NĂM HỌC: 2022 - 2023
 
MỤC TIÊU GIÁO DỤC NỘI DUNG GIÁO DỤC
 PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Dinh dưỡng và sức khỏe:
1. Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi:
 + Trẻ trai: - Cân nặng từ 11,3 đến 18,3 (kg) - Chiều cao từ 88,7 đến 103,5 (cm)
  + Trẻ gái: - Cân nặng từ 10,8 đến 18,1 (kg) - Chiều cao từ 87,4 đến 102,7 (cm)
 
- Trẻ ăn hết khẩu phần ăn trong ngày, thích nghi với các loại thức ăn khác nhau, uống đủ lượng sữa, nước trong ngày.
- Cân đo sức khoẻ 3 lần/năm, khám sức khoẻ 2 lần/năm, kết quả cân nặng, chiều cao phát triển bình thường so với độ tuổi
- Tập thể dục sáng, các hoạt động trong ngày để nâng cao thể lực, sức khoẻ.
 
2. Trẻ thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau - Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau
- Rèn luyện nề nếp thói quen tốt trong ăn uống
3.Trẻ ngủ 1 giấc buổi trưa - Luyện thói quen ngủ 1 giấc ngủ trưa
4. Đi vệ sinh đúng nơi qui định - Luyện một số thói quen tốt trong sinh hoạt rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
5. Trẻ làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn. (lấy nước uống, đi vệ sinh, ...)
 
-  KN tự phục vụ:
+ Xúc cơm,  uống nước.
+ Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt.
+ Chuẩn bị chổ ngủ
+ Nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh
+ Đi vệ sinh đúng nơi qui định
- Một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt.
- VTV7 kids. Xứ sở cầu vồng, mặc quần áo, đi dép, uống nước, ăn,...
6. Chấp nhận: đội mũ khi đi ra nắng; đi giày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh.
 
- Chấp nhận đội mũ khi đi ra nắng;
- Chấp nhận đi dày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh
- Chấp nhận rửa tay, lau mặt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi bị bẩn.
7. Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm như. (bếp đang đun, phích nước nóng, xô nước, giếng....) khi được nhắc nhở
 
- Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần
- Tránh các vật sắc nhọn: Dao, kéo.
- Một số nơi có thể gây nguy hiểm, ao, hồ, sông, suối, bụi rậm.....
- Một số vật dụng có thể gây nguy hiểm
 (bếp đang đun, phích nước nóng,bàn là, ổ cắm điện,  xô nước, giếng...)
8. Biết  tránh một số hành động nơi nguy hiểm. (leo trèo lan can, chơi nghịch các vật sắc nhọn... ) khi được nhắc nhở
 
- Nhận biết một số hành động nguy hiểm và cách phòng tránh ( Leo trèo lan can, nhảy từ trên cao xuống, leo trèo lên xen, lên bàn ghế, không tự ý ra khỏi lớp, trường, nhà....)
* Phát triển vận động:
9.Thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay, lưng/ bụng và chân.
 
 
 
 
 
 
 
 
- Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp:
- Hô hấp:  Tập hít vào, thở ra.
- Tay: giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay.
- Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên, vặn người sang 2 bên.
-  Chân: ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân.
10.Giữ thăng bằng trong vận động đi/ chạy thay đổi tốc độ nhanh – chậm theo cô hoặc đi trong đường hẹp có bê vật trên tay - Đi, chạy:
+ Đi theo hiệu lệnh,
+ Đi trong đường hẹp.
+ Đi có mang vật trên tay.
+ Đi bước qua gậy kệ cao.
+ Đi theo đường ngoằn ngoèo.
+ Đi bước vào các ô.
+ Đi kết hợp với chạy.
+ Đứng co 1 chân.
+ Chạy theo hướng thẳng
+ Chạy đổi hướng.
+ Chạy thay đổi tốc độ nhanh- chậm
+ Bước lên xuống bục cao 15cm.
+ Bước lên xuống bậc có vịn.
- Trò chơi vận động: Đuổi theo bắt thỏ, cáo ơi ngủ à
11. Thực hiện phối hợp vận động tay-mắt: tung – bắt bóng với cô ở khoảng cách 1m; ném vào đích xa 1-1,2m
 
- Tung, ném,  bắt:
+ Tung - bắt bóng cùng cô
+ Tung bóng bằng 2 tay
+ Tung bóng qua dây
+ Ném bóng về phía trước
+ Ném bóng vào đích
- Trò chơi:Tung / bắt bóng cùng cô
                 Ngồi lăn/ bắt bóng.
12. Phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò để giữ được vật đặt trên lưng.
 
- Bò, trườn:
+ Bò thẳng hướng và có vật trên lưng.
+ Bò chui qua cổng.
+ Bò, trườn qua vật cản.
+ Bò thẳng hướng theo đường hẹp.
+ Bò theo đường ngoằn ngoèo.
+ Bò qua vật cản.
- Trò chơi: Gà trong vườn rau...
13.  Biết thể hiện sức mạnh của trong vận động bật...
 
- Nhún, bật:
- Bật tại chỗ.
- Bật qua vạch kẻ. (Bật qua các vòng)
+ Nhún bật về phía trước.
+ Bật xa bằng 2 chân.
14.Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng: ném xa lên phía trước bằng một tay (tối thiểu 1,5m) - Ném trúng đích nằm ngang.
- Ném xa bằng 1 tay (Túi cát, Bóng)
- Ném bóng về phía trước.
+ Ném bóng trúng đích(Đích xa 70-100cm)
- Chơi đá bóng
+ Trò chơi vận động: ai ném xa hơn, ai bật xa hơn....
15. Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay – thực hiện “Múa khéo“ - Múa khéo
- Một số trò chơi vận động: vỗ tay , xoay cổ tay, nắm mở bản tay
16. Trẻ biết phối hợp được cử động  bàn tay, ngón tay và phối hợp tay-mắt trong các hoạt động: nhào đất, nặn, vẽ tổ chim, xâu vòng tay, chuổi đeo cổ.
 
- Một số trò chơi vận động: Ngón tay, xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khuấy, đảo, vò, xé
- Đóng cọc bàn gỗ
- Nhón nhặt đồ vật
- Xâu dây, luồn dây, buộc dây. Cài, cởi cúc  
- Chắp ghép hình
- Cầm bút tô, vẽ
- Lật mở trang sách.
- Chồng, xếp 6 - 8 khối
- Lồng hộp, tháo lắp vòng
+ Thí nghiệm: Rót nước, khuấy màu, lau nước đổ...( Ứng dụng phương pháp montessori)
 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
17. Trẻ thích được, sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng. - Tìm đồ vật vừa mới cất dấu
- Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc.
- Sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm..... đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật.
- Sờ, nắn, đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng - mềm, trơn(nhẵn)  - xù xì.
- Nếm vị của một số thức ăn, quả (Ngọt, mặn, chua).
+VTV7 kids: Xứ sở cầu vồng, nếm, ăn các loại quả.
18. Biết chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi. Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc - Tắm cho bé
- Cho bé ăn
- Bế em
- Nấu cho bé ăn
- Nghe điện thoại
+ Trò chơi: Bắt chước ( Ứng dụng phương pháp montessori)
19. Nói được tên của bản thân và những người gần gũi khi được hỏi. - Tên và một số đặc điểm bên ngoài của bản thân và những người thân gần gũi trong gia đình,  mắt, mũi, miệng, tay, chân
+ Đôi mắt của bé
+ Cái mũi của bé
+ Đôi tai của bé
+ Đôi tay, đôi chân của bé.....
20. Biết được tên nhóm/lớp mình. Tên trường mầm non mình học, cô giáo và các bạn trong nhóm/ lớp. - Nhóm trẻ của bé
- Trường mầm non của bé
- Tên của cô giáo, các bạn nhóm/ lớp
- Chỉ được tên các bạn trong lớp...
21. Nhận biết được một số phương tiện giao thông. - Trẻ nhận biết tên, đặc điểm và công dụng của phương tiện giao thông gần gũi.
22. Nhận biết nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của đồ dùng đồ chơi.
 
- Nhận biết tên, đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi của bản thân và nhóm/ lớp.
+ VTV7 kids: - Những người bạn cầu vồng, cách sắp xếp, sử dụng đ/d đồ chơi
23. Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của con vật, rau, hoa quả, quen thuộc. - Tên và đặc điểm của con vật, rau, hoa, quả quen thuộc.
24. Trẻ chỉ / nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ/vàng/xanh theo yêu cầu. - Nhận biết màu đỏ, màu vàng, màu xanh
- Chơi trò chơi nhận biết các màu.
+ VTV7 kids; Những người bạn cầu vồng
25.Trẻ chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ  dùng, đồ chơi có kích thước to/ nhỏ. - Nhận biết, phân biệt to và nhỏ.
 
26. Trẻ nhận biết được hình dạng theo yêu cầu. - Nhận biết  hình tròn, hình vuông.
- TC: Hộp quà kỳ diệu
+ VTV7 kids; Bạn là hình gì
27. Nhận biết số lượng 1 và nhiều. - Nhận biết 1 và nhiều.
-TC: Tặng quà, chia quà cho bạn...
28. Biết vị trí các vật so với bản thân.  - Nhận biết các vị trí (Trên và dưới, trước và sau) so với bản thân trẻ.
 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
29. Trẻ thực hiện được nhiệm vụ gồm 2- 3 hành động.
 Ví dụ: Cháu cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay
- Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói:
- Nghe các câu hỏi; Cái gì? Làm gì? Để làm gì? ở đâu? Như thế nào?
- VD: Ra lấy bô đi vệ sinh, lấy cốc uống nước, cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay.
30.  Trả lời các câu hỏi: Ai đây? Cái gì đây? Làm gì? ..; Thế nào?
(Ví dụ: Con gà gáy như thế nào?,...)
Trả lời và đặt câu hỏi; Cái gì? Làm gì? ở đâu..; Thế nào?  Để làm gì? Tại sao?...
 
31. Hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật
 
- Kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý.
- Nghe cô kể truyện, hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản,gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh
+ VTV7 kids; Những người bạn cầu vồng, nghe những câu chuyện cổ tích.
32. Trẻ phát âm rõ tiếng. - Phát âm các âm của tiếng việt
- Phát âm rõ tiếng
33. Đọc được các bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo.
 
-  Nghe các bài thơ, đồng dao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn
- Đọc các đoạn thơ, bài thơ có câu 3-4 tiếng.
34. Trẻ nói được câu đơn, câu có 5-7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc - Thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài.
Sử dụng các từ chỉ đồ vật con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp.
- Nói được câu có 5-7 tiếng
35. Biết sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau
-  Chào hỏi trò chuyện
- Bày tỏ nhu cầu của bản thân
- Hỏi về các vấn đề quan tâm: Con gì đây? Cái gì đây?...
- Bày tỏ nhu cầu của bản thân
- Chào hỏi trò chuyện.
- Hỏi về các vấn đề quan tâm: Con gì đây? Cái gì đây?...
36. Nói to đủ nghe, lễ phép - Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn
- Nói to đủ nghe, lễ phép
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM,  KỶ NĂNG XÃ HỘI &THẪM MỸ
37. Nói được một vài thông tin về mình( Tên, tuổi) -  Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm bên ngoài của bản thân
38.Thể hiện điều mình thích và không thích. -  Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình
39. Biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói - Thực hiện yêu cầu đơn giản của giáo viên
40. Nhận biết được trạng thái cảm xúc: Vui, buồn, sợ hãi...và biết biểu lộ cảm xúc Vui, buồn, sợ hãi...qua nét mặt, cử chỉ. - Nhận biết và thể hiện 1 số trạng thái cảm xúc: Vui, buồn, tức giận.
+ Chơi các trò chơi có sử dụng biểu cảm khuôn mặt, mặt khóc, mặt cười,.....( Ứng dụng phương pháp montessori)
41. Biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc/gần gũi: bắt chước tiếng kêu, gọi.... - Quan tâm đến các con vật nuôi
+ Trò chuyện xem tranh ảnh về các con vật quen thuộc.
+ Bắt chước tiếng kêu, tạo dáng các con vật.
+ Làm quen với chăm sóc các con vật nuôi: cho ăn, vuốt ve, chăm sóc....
42. Trẻ biết chào, tạm biệt, cảm ơn,. ạ. vâng ạ.
 
- Thực hiện một số hành vi văn hóa và giao tiếp: Chào tạm biệt, cảm ơn, nói từ   “ dạ, vâng ạ, ạ”.
+ KNS: Bé học cách chào, tạm biệt.
              Bé nói lời cảm ơn.
43. Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ(trò chơi bế em, khuấy bột, nghe điện thoại...) - Giao tiếp với những người xung quanh
+ Tổ chức các trò chơi: Bế em, khuấy bột, nghe điện thoại vào giờ hoạt động thao tác vai và chơi tự chọn buổi chiều.
44. Trẻ biết chơi thân thiện bên cạnh trẻ khác. - Chơi cạnh bạn, không cấu, cào, cắn bạn, tranh dành đồ chơi của bạn.
+ KNS. Bé và các bạn.
45.Thực hiện được một số yêu cầu của người lớn
 
- Thực hiện một số qui định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp, xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi qui định
46. Biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát/ bản nhạc quen thuộc,
 
- Nghe hát, nghe  nhạc  với các giai điệu khác nhau, nghe âm thanh của các nhạc cụ
- Hát và vận động đơn giản theo nhạc
+ Kết hợp các động tác để cùng cô và các bạn tổ chức các hoạt động khác: Nêu gương, tổ chức các ngày hội ngày lễ, biểu diễn cuối chủ đề...
+ VTV7 kids: Xứ sở cầu vồng. Hát, vận động
47. Trẻ thích tô màu, vẽ, nặn, xé, xếp hình, xem tranh (cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc) - Vẽ các đường nét khác nhau: Di màu. Nặn. Xé, Vò xếp hình.
 - Xem tranh
+ Thực hiện các hoạt động : Di màu, nặn, xé, xâu...theo ý thích
+ VTV7 kids: Xứ sở cầu vồng. Vẽ tranh
 
     PHÊ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG             NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
 
                                                                                      
               Nguyễn Thị Bích Nga                                      Nguyễn Thị Tâm                            
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tags:,
Tin cùng danh mục

Chat Facebook